NHÀ THÔNG MINH VÀ NHỮNG ĐIỀU PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI LÀM

01/05/2020 - Công nghệ

Nếu bạn đang có ý định biến ngôi nhà của mình thành nhà thông minh, thì đây sẽ là những thông tin mà bạn cần biết để có thể lựa chọn cũng như đưa ra quyết định chính xác và phù hợp nhất. Trong bài viết này, Alphahome sẽ cùng bạn tìm hiểu về những kiến thức cơ bản, các chuẩn lớn, các nền tảng lớn mà bạn có thể sử dụng, có thể mua cũng như tổng hợp những tài liệu giúp bạn tham khảo



NHÀ THÔNG MINH LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?



Điều khiển từ xa

Điều khiển bóng đèn, TV, tủ lạnh, máy lạnh, quạt… từ bất kì nơi đâu, cả lúc bạn trong nhà lẫn cả khi bạn ở bên ngoài. Lỡ đâu bạn bị quên tắt gì đấy lúc đi làm, hoặc chỉ đơn thuần là lười đi mua điều khiển, thì Nhà thông minh sẽ giúp bạn khắc phục sự “lười” của mình.





Ra lệnh bằng giọng nói

Và 1 phần quan trọng của nhà thông minh là ra lệnh được bằng giọng nói, chứ chẳng nhẽ khi nào cũng phải kè kè smartphone bên cạnh mình sao? Hiện phần đa hệ thống nhà thông minh chỉ điều khiển được bằng tiếng Anh, tiếng Việt chắc là cuối năm nay sẽ có.





Tự động

Nhà thông minh không phải chỉ là điều khiển tắt bật trong khoảng cách xa, nó còn phải tự động phục vụ theo các kịch bản như: mở cửa thì đèn phải tự bật, Nếu có người trong nhà thì mở máy lạnh, đi ra ngoài thì tắt đi, hoặc bật nhạc trong 1 phòng thì những phòng khác sẽ bật theo





PHƯƠNG THỨC KẾT NỐI CỦA CÁC THIẾT BỊ NHÀ THÔNG MINH



Kết nối qua hệ thống Wifi

Các thiết bị sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống wifi trong nhà mà không phải qua bất kỳ cục điều khiển trung tâm nào cả

Ưu điểm: Tương thích sẵn với hệ thống wifi tại nhà, giá thành rẻ

Nhược điểm: Tốn điện hơn so với hệ thống Zigbee, cũng kém ổn định hơn, dễ bị nhiễu khi có nhiều thiết bị kết nối, không đồng bộ được các app trên điện thoại, bạn sẽ phải dùng rất nhiều ứng dụng trên điện thoại nếu như bạn dùng nhiều thiết bị thông minh trong nhà, thiếu nhiều tính năng.



Kết nối qua Zigbee

Những thiết bị quá nhỏ, quá mỏng như cảm biến mở cửa, cảm biến nhiệt độ… không thể tích hợp được module Wi-Fi, hoặc sử dụng Wi-Fi quá hao điện, thì sẽ sử dụng những kết nối như ZigBee hay LoRa để giao tiếp và truyền tín hiệu về 1 cục trung tâm (HC). Cục HC này có kết nối Wi-Fi và sẽ gửi tiếp tín hiệu ra Internet.

Ưu điểm: Thích hợp với những hệ thống toàn diện, nhiều thiết bị. Kết nối ổn định, nhiều tính năng và khả năng tích hợp là không có giới hạn. Tất cả đều được tích hợp trong 1 ứng dụng điện thoại duy nhất.

Nhược điểm: Giá thành thường cao hơn so với hệ thống Wifi



NHÀ THÔNG MINH CÓ NHỮNG GÌ?



Lưu ý rằng, trong nhà thông minh sẽ có rất nhiều các thiết bị khác nhau, có những thiết bị sẽ kết nối trực tiếp với Wifi, có những thiết bị lại phải có bộ điều khiển trung tâm (HC) mới có thể điều khiển được.



Công tắc thông minh gắn tường:

Công tắc này sẽ thay thế cho các công tắc thông thường, thường được thiết kế dưới dạng công tắc cảm ứng.





Thiết bị an ninh:

Những thiết bị an ninh này có thể kết nối với hệ thống nhà thông minh, tạo thành một hệ thống an ninh ( bạn có thể thấy trong phim, những hệ thống an ninh còi hú inh ỏi, đèn xoáy, tia hồng ngoại, tia laze chiếu tứ tung thì ở đây nó cũng tương tự như thế. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về hệ thống an ninh thông minh TẠI ĐÂY )





Thiết bị điều khiển hồng ngoại

Thiết bị này sẽ cho phép bạn thay thế toàn bộ các điều khiển (remote) trong nhà, từ TV, điều hòa, quạt,….. bạn có thể điều khiển qua điện thoại tất cả những thứ gì sử dụng điều khiển (remote)





Loa thông minh

Đây là thứ thú vị nhất, loa thông minh. Cho phép bạn có thể điều khiển bằng giọng nói, thường thì các hệ thống nhà thông minh hiện nay sử dụng loa Google và Amazon, nhưng cũng có loại sử dụng được cả Apple Siri





Các thiết bị thông minh

Những thiết bị này sẽ cho phép bạn điều khiển từ xa qua smartphone, và có thể tích hợp vào trong hệ thống nhà thông minh như: Robot hút bụi, máy giặt, máy rửa bát, giàn phơi,…..





CÁC HỆ SINH THÁI NHÀ THÔNG MINH PHỔ BIẾN




  1. Xiaomi / Mija

    Khá dễ mua ở Việt Nam, khá rẻ, nhiền món đồ cũng hay ho, nhưng hơi bị hạn chế về tính năng và khó tích hợp toàn diện

  2. Hệ sinh thái eWeLink

    Chủ yếu là các hãng sản xuất của Trung Quốc, tuy nhiên cũng khá là đầy đủ, dễ mua

  3. Hệ sinh thái Honeywell

    Mạnh về cảm biến, ở Việt Nam nhiều người mua cảm biến Honeywell

  4. Hệ sinh thái LG ThinQ

    Cũng khá là đa dạng và phong phú, hỗ trợ cực ngon cho LG nhưng khó mua được ở Việt Nam

  5. Hệ sinh thái Philips Hue

    Chủ yếu là bóng đèn, xuất hiện từ khá sơm, nhưng giờ cũng đã chuyển sang tích hợp cùng các bên khác

  6. Samsung SmartThinks

    Đa dạng, phong phú và hỗ trợ tốt cho các thiết bị Samsung, tuy nhiên là ở Việt Nam khá khó mua



     





BA ÔNG TRÙM QUAN TRỌNG NHẤT TRONG NHÀ THÔNG MINH




  1. Google Home

    Giúp bạn có thể điều khiển những thiết bị điện thông minh trong nhà bằng Google Assistant, bằng những câu lệnh: “Ok Google”



  2. Amazon Alexa

    Cũng tương tự như Google, Alexa do Amazon phát triển cũng giúp bạn có thể điều khiển những thiết bị trong nhà bằng câu lệnh bắt đầu với “Alexa”



  3. Apple Homekit

    Hệ sinh thái cho phép bạn điều khiển các thiết bị trong nhà bằng Iphone, Ipad hay Apple watch.



    TỰ ĐỘNG TOÀN BỘ CĂN NHÀ CỦA BẠN





Nếu chỉ có điều khiển từ xa các thiết bị không thôi thì chán chết, nhà thông minh đúng nghĩa phải tự động thực hiện những công việc mà bạn không phải đụng tay vào điện thoại hay ra lệnh bằng giọng nói.

Ví dụ như: Bạn đi làm về, mở cửa ra là đèn phải tự bật sáng, điều hòa tự mở nếu trời nóng, rèm tự kéo ra nếu như trong nhà quá tối,…..

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách tự động hóa ngôi nhà ở những bài viết dưới đây:

0 bình luận, đánh giá về NHÀ THÔNG MINH VÀ NHỮNG ĐIỀU PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI LÀM

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
Đăng ký nhận báo giá cho đại lý
0.69148 sec| 2145.82 kb